Đầu tiên các mẹ nên khống chế tổng nhiệt lượng sao cho hợp lý: 4 tháng đầu của thai nhi cũng như khi chưa mang thai, nhiệt lượng ở thời kỳ giữa và thời kỳ cuối của người mẹ là 30-35cal/kg dựa vào cân nặng lý tưởng. Yêu cầu trong suốt quá trình mang thai cân nặng tăng 10-20kg là hợp lý.
Hydrat cacbon: Các mẹ tránh ăn những đường tinh chế nhưng thực phẩm mỗi ngày cần đảm bảo 250-350g, nếu quá thấp sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của thai nhi.
Protein: Mỗi ngày ăn khoảng 100g protein trong đó hơn 1/3 là protein chất lượng cao.
Chất béo: Nên ăn một lượng vừa phải, chiếm dưới 30% tổng năng lượng, đặc biệt là những thực phẩm được chế biến từ loại quả vỏ cứng.
Chất xơ: Với loại chất này sẽ có tác dụng hạ thấp lượng đường trong máu tăng cao sau bữa ăn, các mẹ cần lưu ý để ăn đầy đủ, đối với hoa quả thì nên tùy vào cơ thể để ăn một cách hợp lý.
Sắp xếp bữa ăn: Với phụ nữ mang thai, việc ăn uống kiêng khem tuy nhiều nhưng cũng cần phải ăn một cách điều độ và đúng cách. Mỗi ngày nên chia ra từ 6 – 8 bữa trong ngày, ăn đúng giờ , đúng lượng để khống chế lượng đường trong máu không bị tăng cao. Cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi, mẹ bầu.
Luyện tập thể thao: Các mẹ đừng ngại gì mà không luyện tập nhẹ nhàng và nhớ là đều đặn trong suốt quá trình mang thai. Ví dụ chúng ta có thể đi bộ, tập yoga cơ bản hay với bạn nào cơ thể yếu có thể chỉ là ngồi hít thở một cách khoa học.
Trên đây là chế độ ăn cho các bạn làm mẹ mà mắc tiểu đường thai kỳ, căn bệnh này với người bình thường nó có thể không biến chứng hay gây ra kết quả không như ý nhưng với mẹ bầu, tôi khuyên nên áp dụng và phòng tránh càng sớm càng tốt để cho bé một cơ thể khỏe mạnh, không bị biến chứng ảnh hưởng về sau. Có một số bà mẹ tuy biết sức khỏe mình không ổn định nhưng lại không chú ý kiêng khem. Nhiều trường hợp tôi đã chứng kiến và cảm thấy đáng tiếc. Các mẹ không nên chủ quan, luôn phải chăm chút cho bản thân vì mình và vì bé.
Chúc các mẹ thật nhiều sức khỏe